Triết lý sống

Phàm làm việc gì trước phải suy xét đến hậu quả của nó
Hành động của người quân tử là giữ tĩnh lặng để tu thân, cần kiệm để dung dưỡng đức độ. Không đạm bạc thì không thể có trí tuệ sáng suốt, không yên tĩnh thì không có chí vươn xa. Học thì phải cần yên tĩnh, muốn có tài năng phải học; không học thì không biết rộng, không có chí thì việc học không thành.

Mong muốn lan man thì không thể nảy sinh cái tinh túy, vội tìm cái hiểm hóc thì không nắm được cái thực tình. Thời gian tuổi tác qua nhanh, ý chí cùng ngày tháng trôi đi trở thành khô héo, phần lớn không tiếp cận được với thời đại, rồi buồn tủi nơi lều nát, sao còn khôi phục lại kịp cái chí hướng được nữa !

Friday, March 25, 2011

WBS (work-breakdown structure)

a. Định nghĩa

- Sự phân nhóm công việc cần thực hiện trong dự án, những công việc này xác định tổng thể của dự án.

- Việc hoàn tất phân nhóm công việc là một điểm mốc quan trọng trong quy trình lập kế hoạch dự án. Kết quả của wbs là ước lượng sơ bộ về lượng thời gian cần có để hoàn tất.

- Là một phương pháp được sử dụng để chia các mục tiêu chính của dự án thành những nhiệm vụ nhỏ hơn nhằm đạt được mục tiêu đó.

- Khi hoàn tất WBS nhà quản lý có thể ước tính thời gian, chi phí và giao cho nhân viên.

- Hãy ngưng việc phân chia nhiệm vụ thành những nhiệm vụ nhỏ hơn để đạt đến điểm mà tại đó công việc sẽ cần tới khoảng thời gian nhỏ nhất mà bạn muốn (1day, 1week)

- Việc thiết lập có thể đặt ra các yêu cầu khó khăn: dự án phải chịu chi phí nhiều hơn mức mà nó đã được đầu tư, tổ chức thiếu các kỹ năng làm việc hay dự án mất quá nhiều time để hoàn tất. Cấp quản lý cần suy nghĩ lại việc xúc tiến khi mà gặp những vấn đề này.

- WBS là danh sách chi tiết các bước để hoàn thành dự án. Nó cung cấp nhiều lợi ích cho người quản lý dự án. Việc xây dựng một WBS buộc người quản lý dự án phải cố gắng tư duy để hiểu những cái sẽ làm để kết thúc dự án. Nếu phân tích đúng đắn khoa học thi nó cho phép xác định các bước chính xác để hoàn thành dự án

- WBS thiết lập nền tảng hệ thống hoá các công việc làm cơ sở cho việc ước luợng thời gian và chi phí.

- Giải trình tốt giữa các thành viên tổ dự án. Dân chủ, thẳng thắn….

- Có thể dùng wbs để xây dựng lịch biểu hữu dụng. làm cho người quản lý phát triển các lịch biểu và được biết đến như lịch biểu tầng.

- Sẽ làm cho các vấn đề cơ bản sớm nảy sinh trong dự án thay vì muộn. Việc xây dựng đòi hỏi đóng góp từ những nguời tham gia dự án.

b. Các đặc trưng

- Có khuynh hướng từ trên xuống. Người quản lý dự án bắt đầu với sản phẩm cuối cùng và chia nó ra thành những yếu tố nhỏ hơn, là các sản phẩm trung gian hay sản phẩm con. Mô tả hình dưới:

sản phẩm

sản phẩm C

sản phẩm B

sản phẩm A

SP B1

Cái vào

Cái ra

xử lý

SP B2

Cái vào

Cái ra

xử lý



- Việc phân chia rất giống như việc chuẩn bị dàn bài của một bài văn. Mỗi chủ đề đêu được chia thành các chủ đề con. Mỗi chủ đề con đó lại được phân chia thành các cấu phần.

- đặc trương nữa là đựơc tách làm nhiều mức. Nhưng không phải tất cả các nhánh cần được bung hết ra. Mỗi mức cho ta tóm tắt về lịch biểu tại mức đó.

- Trình tự của từng nhiệm vụ là không quan trọng. bạn bụôc phải suy nghĩ là việc nào cần được làm, thay vì nó khi nào cần được làm. Bạn có thể đưa vào các cách thức và khi nào cho các nhiệm vụ cấu thành nên WBS tức là khi bạn xây dựng lịch biểu


c. Quá trình phân rã

- những phụ thuộc phức tạp trong dự án đòi hỏi tất cả các công việc cần phải được định nghĩa, vạch ra chính xác mỗi quan hệ tương tác giữa chúng

- Cấu trúc phân rã công việc WBS xác định phạm vi của dự án bằng cách liệt kê tất cả các dự án nhỏ hay kết quả chuyển giao trong dự án. Nhất thiết phải phân tách ở cấp cao để tiện cho việc quản lý dự án. Một cấu trúc được coi là đã phân tách khi:

ü Các công việc cấu thành phải là duy nhất có thể phân biệt với cá công việc khác và dễ xác định bỏi những người sẽ thức hiện công việc

ü Các công việc cần có thời gian rõ ràng

ü Các công việc cấu thành và các gói phải đủ cụ thể để thiết lập các giới hạn chi phí và lịch trình với các đơn vị chung.

ü Trách nhiệm và thẩm quyền có thể đuợc giao cho một người hay một nhóm người.

ü Cần thiết phải phân tách công việc ở mức cao thành các mức có thể quản lý và phân công được



d. Cấu phần của WBS

WBS gồm hai thành phần chính:

Thứ nhất :Cấu trúc sản phẩm(PBS).nó giống như WBS nói chung đòi hỏi lấy viễn cảnh từ trên xuống. Việc chi nhỏ tuỳ thuộc vào sản phẩm, hệ thống càng lớn thì số các mực càng lớn hơn. Được biết đến là danh từ, chủ ngữ.

Mỗi nhánh PBS lại được phân nhỏ thành các mức khác nhau

Thứ hai là cấu trúc phân nhiệm vụ cũng còn được biết là TBS. Nó bao gồm các nhiệm vụ, các nhiệm vụ con xây dựng lên từng sản phẩm

TBS cũng giống như PBS. Đước chia thành nhiều mức và đòi hỏi viễn cảnh từ trên xuống. Số mức tùy thuộc vào sự phức tạp của sản phẩm. TBS có nhiều phần thấp hơn của WBS. Mỗi nhánh được chia thành nhiều nhánh khác nhau. Mỗi nhiệm vụ và các yếu tố thấp hơn đều được mô tả bằng động từ và bổ ngữ. Do đó TBS bao gồm các phần xác định và phần xử lý

e. Các bước xây dựng WBS

Nhờ các đặc trưng trên mà chúng ta có thể bắt đầu xây dựng wbs:

Bước 1:

Viết ra toàn bộ sản phẩm bạn cần xây dựng. hãy dùng danh từ hay dùng thuật ngữ mô tả trực tiếp như hệ thống quản lý kho hay là tiếp thị. Mang tính mô tả mà không dài dòng. Cơ bản, mô tả chính xác nên bắt đàu từ phát biểu về công việc

Bước 2:

Bung sản phẩm ra thành các mức biến thiên theo các sản phẩm con. Điều này giúp cho việc xây dựng cấu trúc sản phẩm wbs. Đưng no lắng khi bạn chia các nhánh thành các nhánh khác nữa. xem chia nhỏ tới đâu, thường là từ 2 hay 3 mức là đủ.

Bước 3:

Sau khi bạn đã hoàn thành bung phần PBS, bạn có thể làm giống thế với phần TBS băng việc viết ra một chuỗi các nhiệm vụ mức tiếp dưới mỗi phần tử PBS thấp nhất. Nếu mỗi TBS đòi hỏi nhiều thời gian làm việc (hơn 80h)thì chúng ta nên bung nó ra thành các mức khác nữa. Qui tắc đảm bảo nhận diện các chi tiết và kiểm soát các nhiệm vụ đó chi tiết hơn.

Bước 4:

Đánh mã cho mỗi phần tử wbs bằng một mã duy nhất

Sản phẩm mà 0.0

Bước 5

Đánh giá lại WBS để đảm bảo rằng tất cả các phần tử PBS đêu có danh từ. Các TBS đều có động từ ra lệnh và bổ ngữ. Và tất cả các phần tử đều có mã duy nhất.

Nguyên tắc 8/80

Nguyên tắc cho rằng không có công việc nào ít hơn 8h hoặc nhiều hơn 80h. Đây chỉ là một hướng dẫn chứ không là nguyên tắc. Dễ hiểu bạn không muốn theo dõi công việc gì chưa đến một ngày. Nếu công việc đó mà hơn 10 ngày để hoàn thành thì có lẽ nên chia nhỏ ra thành nhiều hơn một gói công việc.

f. Các cách khác nhau để bung WBS

Cấu trúc công việc có thể được bung theo nhiều cách.

ü Phân chia sản phẩm thành các sản phẩm con,bạn liệt kê ra các sản phẩm và sản phẩm con và các phần tử TBS để xây dựng

ü Viết sản phẩm toàn bộ tại đỉnh. Bạn có thể chia WBS ra thành pha. Bên dưới bạn ghi ra các sản phẩm con là kết quả từ pha trước. Sau đó bạn phát triển TBS.

ü Viết sản phẩm toàn bộ tại đỉnh và sau đó chia WBS thànhh nhiều miền trách nhiệm. Bên dưới từng miền ghi trách nhiệm áp dụng cho các sản phẩm con được tạo ra điều này có thể đưa đến nhiều mức khác nhau. Sau đó phát triển TBS.

1 comment:

  1. bài rất bổ ích.
    bạn có thể ví dụ 1 ví dụ cụ thể thì mình nghĩ sẽ trực quan hơn rất nhiều

    ReplyDelete